Có phải giáo viên nào cũng biết cách chữa lỗi?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có phải giáo viên nào cũng biết cách chữa lỗi?
Có phải giáo viên nào cũng biết cách chữa lỗi?
Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ. Nhiêm vụ của người giáo viên không chỉ là cung cấp tri thức mới cho học viên mà còn giúp họ chữa lỗi một cách hiệu quả nhất. Nhưng khi nào nên chữa lỗi và chữa như thế nào lại không phải là một vấn đề đơn giản.
Trong quá trình học ngoại ngữ, có một số lỗi cơ bản mà người học thường xuyên mắc phải. Đó là lỗi về ngữ pháp (dùng sai thì, dùng sai giới từ...), lỗi từ vựng (dùng sai ngữ cảnh, dùng sai thành ngữ...), lỗi phát âm (lỗi phát âm cơ bản, lỗi trọng âm từ, trọng âm câu), lỗi viết (ngữ pháp, chính tả…) Quan điểm truyền thống cho rằng mắc lỗi là một vấn đề nghiêm trọng. Sinh viên nào mắc lỗi thường bị cho là kém năng lực và thường nhận được cái nhìn tiêu cực từ phía giáo viên và bạn bè. Ngược lại, những quan điểm giáo dục hiện đại lại cho rằng lỗi là một phần tất yếu của quá trình học. Sinh viên không thể không mắc lỗi và chỉ có mắc lỗi sinh viên mới có thể tiến bộ.
Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một phương pháp chữa lỗi mới đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới.
1) Lỗi trong hoạt động nói (oral mistakes).
Đối với những lỗi mắc phải trong hoạt động nói thì có hai trường phái ý kiến.
· Trường phái đầu tiên cho rằng chữa lỗi trong hoạt động nói là liên tục và triệt để tức là lỗi ở đâu chữa ở đó. Nhưng nếu làm vậy sẽ cắt ngang hoạt động nói của sinh viên, khiến họ mất hứng thú và không muốn tham gia ở những lần sau nữa.
· Trường phái thứ 2 cho rằng hãy cứ để sinh viên mắc lỗi. Mục đích của hoạt động nói là giúp cho họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi họ có thể làm người khác hiểu thì lỗi không đáng quan tâm. Nhưng vấn đề ở đây là nếu lỗi không được sửa thì người học sẽ không ý thức được rằng mình đang phát ra một thứ ngôn ngữ sai.
Tuy nhiên, phương pháp mới mà rất nhiều giáo viên ngày nay áp dụng là “chữa lỗi có chọn lựa”. Với phương pháp này, người giáo viên chỉ quyết định sửa một số lỗi nhất định. Những lỗi này có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu bài học hoặc loại bài tập cụ thể đang được luyện tập tại thời điểm đó.
Nói một cách dễ hiểu, nếu sinh viên đang học dạng bất quy tắc của một số động từ thì quá khứ đơn thì người giáo viên chỉ tập trung vào sửa những lỗi có liên quan đến bài học đó (ví dụ như goed, thinked ...). Đăng kí học tiếng Anh qua SMS – Tiết kiệm, hiệu quả
Giao thẻ miễn phí tại nhà
Còn những lỗi ở thì tương lai hay lỗi cách kết hợp từ (chẳng hạn như I made my homework) thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc chữa lỗi phải được tiến hành sau hoạt động nói. Nếu sinh viên mắc lỗi mà giáo viên sửa ngay sẽ khiến họ bị cắt ngang mạch suy nghĩ, bị mất hứng và tránh tham gia vào các lần sau. Giáo viên có thể đợi đến cuối giờ tổng kết lại các lỗi cơ bản, phân tích nguyên nhân để tất cả mọi người đều có thể học hỏi.
2) Lỗi trong hoạt động viết
Sửa lỗi viết không phải là một việc đơn giản. Tất nhiên người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này nhưng cũng nên phát huy tính tích cực của sinh viên bằng các cách sau:
· Tổ chức cho sinh viên chữa bài cho nhau. Qua cách làm này sinh viên có thể học được từ lỗi của bạn mình. Tương tự như vậy, giáo viên có thể thu bài rồi lại phát cho cả lớp chấm chéo, sau đó yêu cầu người chấm ghi tên bên dưới để họ có trách nhiệm với công việc của mình.
· Giáo viên gạch chân các lỗi sau đó đưa ra gợi ý để sinh viên tự sửa. Nếu bài làm của sinh viên mắc quá nhiều lỗi giáo viên có thể dùng bút chì gạch chân và gợi ý cách làm, tránh dùng bút đỏ và sửa quá nhiều sẽ khiến cho họ có cảm giác tiêu cực về khả năng của bản thân.
Tóm lại, việc chữa lỗi là vô cùng cần thiết trong quá trình học ngoại ngữ nhưng vấn đề là người giáo viên chữa lúc nào và chữa như thế nào mới là điều quan trọng nhất. Với bất kì phương thức nào thì thái độ của người giáo viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ phải khuyến khích được người học tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện các kĩ năng ngôn ngữ. Điều tối kị mà các giáo viên nên tránh là chỉ trích sinh viên về việc họ mắc quá nhiều lỗi vì nó sẽ khiến họ cảm thây áp lực và xấu hổ về việc mắc lỗi của mình.
Bùi Trang – Global Education
Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ. Nhiêm vụ của người giáo viên không chỉ là cung cấp tri thức mới cho học viên mà còn giúp họ chữa lỗi một cách hiệu quả nhất. Nhưng khi nào nên chữa lỗi và chữa như thế nào lại không phải là một vấn đề đơn giản.
Trong quá trình học ngoại ngữ, có một số lỗi cơ bản mà người học thường xuyên mắc phải. Đó là lỗi về ngữ pháp (dùng sai thì, dùng sai giới từ...), lỗi từ vựng (dùng sai ngữ cảnh, dùng sai thành ngữ...), lỗi phát âm (lỗi phát âm cơ bản, lỗi trọng âm từ, trọng âm câu), lỗi viết (ngữ pháp, chính tả…) Quan điểm truyền thống cho rằng mắc lỗi là một vấn đề nghiêm trọng. Sinh viên nào mắc lỗi thường bị cho là kém năng lực và thường nhận được cái nhìn tiêu cực từ phía giáo viên và bạn bè. Ngược lại, những quan điểm giáo dục hiện đại lại cho rằng lỗi là một phần tất yếu của quá trình học. Sinh viên không thể không mắc lỗi và chỉ có mắc lỗi sinh viên mới có thể tiến bộ.
Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một phương pháp chữa lỗi mới đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới.
1) Lỗi trong hoạt động nói (oral mistakes).
Đối với những lỗi mắc phải trong hoạt động nói thì có hai trường phái ý kiến.
· Trường phái đầu tiên cho rằng chữa lỗi trong hoạt động nói là liên tục và triệt để tức là lỗi ở đâu chữa ở đó. Nhưng nếu làm vậy sẽ cắt ngang hoạt động nói của sinh viên, khiến họ mất hứng thú và không muốn tham gia ở những lần sau nữa.
· Trường phái thứ 2 cho rằng hãy cứ để sinh viên mắc lỗi. Mục đích của hoạt động nói là giúp cho họ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi họ có thể làm người khác hiểu thì lỗi không đáng quan tâm. Nhưng vấn đề ở đây là nếu lỗi không được sửa thì người học sẽ không ý thức được rằng mình đang phát ra một thứ ngôn ngữ sai.
Tuy nhiên, phương pháp mới mà rất nhiều giáo viên ngày nay áp dụng là “chữa lỗi có chọn lựa”. Với phương pháp này, người giáo viên chỉ quyết định sửa một số lỗi nhất định. Những lỗi này có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu bài học hoặc loại bài tập cụ thể đang được luyện tập tại thời điểm đó.
Nói một cách dễ hiểu, nếu sinh viên đang học dạng bất quy tắc của một số động từ thì quá khứ đơn thì người giáo viên chỉ tập trung vào sửa những lỗi có liên quan đến bài học đó (ví dụ như goed, thinked ...). Đăng kí học tiếng Anh qua SMS – Tiết kiệm, hiệu quả
Giao thẻ miễn phí tại nhà
Còn những lỗi ở thì tương lai hay lỗi cách kết hợp từ (chẳng hạn như I made my homework) thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc chữa lỗi phải được tiến hành sau hoạt động nói. Nếu sinh viên mắc lỗi mà giáo viên sửa ngay sẽ khiến họ bị cắt ngang mạch suy nghĩ, bị mất hứng và tránh tham gia vào các lần sau. Giáo viên có thể đợi đến cuối giờ tổng kết lại các lỗi cơ bản, phân tích nguyên nhân để tất cả mọi người đều có thể học hỏi.
2) Lỗi trong hoạt động viết
Sửa lỗi viết không phải là một việc đơn giản. Tất nhiên người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này nhưng cũng nên phát huy tính tích cực của sinh viên bằng các cách sau:
· Tổ chức cho sinh viên chữa bài cho nhau. Qua cách làm này sinh viên có thể học được từ lỗi của bạn mình. Tương tự như vậy, giáo viên có thể thu bài rồi lại phát cho cả lớp chấm chéo, sau đó yêu cầu người chấm ghi tên bên dưới để họ có trách nhiệm với công việc của mình.
· Giáo viên gạch chân các lỗi sau đó đưa ra gợi ý để sinh viên tự sửa. Nếu bài làm của sinh viên mắc quá nhiều lỗi giáo viên có thể dùng bút chì gạch chân và gợi ý cách làm, tránh dùng bút đỏ và sửa quá nhiều sẽ khiến cho họ có cảm giác tiêu cực về khả năng của bản thân.
Tóm lại, việc chữa lỗi là vô cùng cần thiết trong quá trình học ngoại ngữ nhưng vấn đề là người giáo viên chữa lúc nào và chữa như thế nào mới là điều quan trọng nhất. Với bất kì phương thức nào thì thái độ của người giáo viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ phải khuyến khích được người học tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện các kĩ năng ngôn ngữ. Điều tối kị mà các giáo viên nên tránh là chỉ trích sinh viên về việc họ mắc quá nhiều lỗi vì nó sẽ khiến họ cảm thây áp lực và xấu hổ về việc mắc lỗi của mình.
Bùi Trang – Global Education
Similar topics
» Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém?
» Chuyện đi đứng của giáo viên trên lớp
» Chữa bài không chỉ đơn thuần là đưa ra đáp án!
» Cách phát âm đúng tiếng Anh
» Soạn giáo án - need or needn't?
» Chuyện đi đứng của giáo viên trên lớp
» Chữa bài không chỉ đơn thuần là đưa ra đáp án!
» Cách phát âm đúng tiếng Anh
» Soạn giáo án - need or needn't?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết