Chuyện đi đứng của giáo viên trên lớp
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyện đi đứng của giáo viên trên lớp
Chuyện đi đứng của giáo viên trên lớp có vai trò quan trọng không kém nội dung bài giảng. Tư thế và vị trí của thầy cô khi đứng lớp có tác động rất lớn đến học viên. Nhiều khi đây là chìa khoá giúp thầy cô giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến bài học một cách đơn giản mà hiệu quả.
Việc chọn tư thế đứng lớp phụ thuộc chủ yếu vào mục đích mà một hoạt động học tập cụ thể hướng tới. Có lúc chúng ta muốn là trung tâm của sự chú ý nhưng cũng có khi chúng ta muốn đóng vai trò người quan sát, hướng dẫn học viên hoạt động theo nhóm, theo cặp hay riêng lẻ. Và tư thế của chúng ta lúc đó cũng cần mang cùng ‘thông điệp’ với nội dung của hoạt động.
· Khi thầy cô đứng giảng bài trên lớp, học viên có thể thấy rõ thầy cô nên đây là tư thế thích hợp khi thầy cô muốn tập trung sự chú ý của cả lớp để giảng giải một vấn đề khó hay hướng dẫn cách thức tiến hành hoạt động học tập. Có thể một số giáo viên giàu kinh nghiệm biết cách duy trì sự chú ý của một nhóm nhiều học viên khi họ ngồi tại bàn giáo viên nhưng chắc chắn ở tư thế đó chúng ta không thể duy trì sự chú ý của cả lớp. Một vấn đề khác khi thầy cô giữ tư thế ngồi là ý nghĩa của tư thế ấy đối với học viên. Tuy việc ngồi xuống trước mặt học viên khi bắt đầu tiết học có thể tạo một không khí thân thiện và cởi mở nhưng nếu thầy cô vẫn giữ nguyên tư thế này trong cả tiết sẽ khiến học viên có cảm giác chúng ta thiếu nhiệt tình và hứng thú với tiết học đó. Hơn thế nữa, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí học tập trong lớp và khó có thể thực hiện được nhiệm vụ trên nếu chúng ta ngồi cả giờ.
· Tuy nhiên cũng có những lúc ngồi lại là tư thế thích hợp. Ví dụ: khi học sinh đang làm việc theo nhóm, theo cặp hay một mình. Họ sẽ mất tập trung nếu thầy cô cứ tiếp tục đứng nhưng cúi xuống lâu sẽ làm thầy cô không thoải mái. Lúc này tư thế thích hợp sẽ là ngồi đâu đó mà học sinh có thể dễ dàng hỏi khi cần sự giúp đỡ (ví dụ: ở giữa lớp hay trước mặt cả lớp…).
· Ngoài hai tư thế trên, tư thế cúi xuống cũng có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, tư thế ấy mang thông điệp là thầy cô rất cơ động và sẽ không dừng lại chỗ một học viên, một cặp hay một nhóm lâu hơn mức cần thiết. Thứ hai, tư thế này chuyển chúng ta sang một vị trí tương đương với học viên.
Điều này tạo ra một không khí thân thiện và cởi mở cho việc trao đổi thông tin và chắc chắn hoạt động đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ưu điểm cuối cùng của tư thế này là thầy cô sẽ không phải dịch chuyển đồ vật xung quanh khi muốn lại gần một nhóm, một cặp hay một học viên nào. Như vậy chúng ta sẽ tránh được những tiếng ồn có thể làm phân tán tư tưởng học viên.
Không chỉ khiến bài giảng thêm sinh động, cách giáo viên di chuyển trong lớp còn là một phương pháp hữu hiệu trong giảng dạy:
· Khi thầy cô giảng bài:
o Học viên không chú ý nghe giảng, không làm theo những gì giáo viên hướng dẫn hay yêu cầu. Nếu nguyên nhân là chúng ta đang ngồi hay đứng tại nơi nào đó mà không phải học viên nào cũng nhìn thấy thì thầy cô có thể đứng lên hoặc di chuyển tới vị trí mà tất cả học viên có thể nhìn thấy mình. Để đảm bảo mọi học viên đều tập trung chú ý vào bài giảng, việc duy trì sự chú ý đến mọi học viên bằng ánh mắt là hết sức quan trọng.
· Khi học viên đang hoạt động theo cặp hay theo nhóm:
o Học viên ỷ lại vào giáo viên và không hoàn thành nhiệm vụ học tập; rất rụt rè trong việc đưa ra ý kiến riêng trong khi thảo luận. Nếu nguyên nhân là do giáo viên dừng lại với một nhóm/cặp quá lâu khiến học viên cảm thấy áp lực khi phải đưa ra ý kiến thì cách giải quyết khá đơn giản. Giáo viên có thể ngồi ở giữa hay trước lớp, di chuyển quanh lớp hay bất kỳ vị trí nào ngoài phạm vị hoạt động của nhóm/cặp mà học viên có thể hỏi khi cần trợ giúp.
· Khi học viên hoạt động riêng lẻ:
o Giáo viên không hỗ trợ học viên kịp thời nên quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập bị ngưng trệ. Nếu nguyên nhân là do giáo viên đứng hay ngồi quá xa học viên thì thầy cô chỉ cần tiến lại gần hơn hoặc di chuyển quanh lớp, giải đáp các thắc mắc của học viên và đảm bảo rằng học viên đang thực hiện nhiệm vụ đúng hướng.
o Giáo viên chỉ chú ý vào một hay một vài học viên trong lớp. Nếu nguyên nhân là do giáo viên ngồi cạnh một hay hai học viên và ở nguyên đó thì giải pháp tối ưu là di chuyển quanh lớp. Thầy cô có thể để ghế của mình ở giữa lớp, ngồi đó theo dõi học viên làm việc. Nếu nhóm/học viên nào đó có thắc mắc chúng ta có thể giải đáp kịp thời mà không khiến họ mất tập trung vì sự có mặt của thầy cô trong cuộc thảo luận.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà Global Education muốn chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn trong quá trình giảng dạy. Chúc các bạn thành công.
Diệu Linh – Giảng viên Global Education
Việc chọn tư thế đứng lớp phụ thuộc chủ yếu vào mục đích mà một hoạt động học tập cụ thể hướng tới. Có lúc chúng ta muốn là trung tâm của sự chú ý nhưng cũng có khi chúng ta muốn đóng vai trò người quan sát, hướng dẫn học viên hoạt động theo nhóm, theo cặp hay riêng lẻ. Và tư thế của chúng ta lúc đó cũng cần mang cùng ‘thông điệp’ với nội dung của hoạt động.
· Khi thầy cô đứng giảng bài trên lớp, học viên có thể thấy rõ thầy cô nên đây là tư thế thích hợp khi thầy cô muốn tập trung sự chú ý của cả lớp để giảng giải một vấn đề khó hay hướng dẫn cách thức tiến hành hoạt động học tập. Có thể một số giáo viên giàu kinh nghiệm biết cách duy trì sự chú ý của một nhóm nhiều học viên khi họ ngồi tại bàn giáo viên nhưng chắc chắn ở tư thế đó chúng ta không thể duy trì sự chú ý của cả lớp. Một vấn đề khác khi thầy cô giữ tư thế ngồi là ý nghĩa của tư thế ấy đối với học viên. Tuy việc ngồi xuống trước mặt học viên khi bắt đầu tiết học có thể tạo một không khí thân thiện và cởi mở nhưng nếu thầy cô vẫn giữ nguyên tư thế này trong cả tiết sẽ khiến học viên có cảm giác chúng ta thiếu nhiệt tình và hứng thú với tiết học đó. Hơn thế nữa, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí học tập trong lớp và khó có thể thực hiện được nhiệm vụ trên nếu chúng ta ngồi cả giờ.
· Tuy nhiên cũng có những lúc ngồi lại là tư thế thích hợp. Ví dụ: khi học sinh đang làm việc theo nhóm, theo cặp hay một mình. Họ sẽ mất tập trung nếu thầy cô cứ tiếp tục đứng nhưng cúi xuống lâu sẽ làm thầy cô không thoải mái. Lúc này tư thế thích hợp sẽ là ngồi đâu đó mà học sinh có thể dễ dàng hỏi khi cần sự giúp đỡ (ví dụ: ở giữa lớp hay trước mặt cả lớp…).
· Ngoài hai tư thế trên, tư thế cúi xuống cũng có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, tư thế ấy mang thông điệp là thầy cô rất cơ động và sẽ không dừng lại chỗ một học viên, một cặp hay một nhóm lâu hơn mức cần thiết. Thứ hai, tư thế này chuyển chúng ta sang một vị trí tương đương với học viên.
Điều này tạo ra một không khí thân thiện và cởi mở cho việc trao đổi thông tin và chắc chắn hoạt động đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ưu điểm cuối cùng của tư thế này là thầy cô sẽ không phải dịch chuyển đồ vật xung quanh khi muốn lại gần một nhóm, một cặp hay một học viên nào. Như vậy chúng ta sẽ tránh được những tiếng ồn có thể làm phân tán tư tưởng học viên.
Không chỉ khiến bài giảng thêm sinh động, cách giáo viên di chuyển trong lớp còn là một phương pháp hữu hiệu trong giảng dạy:
· Khi thầy cô giảng bài:
o Học viên không chú ý nghe giảng, không làm theo những gì giáo viên hướng dẫn hay yêu cầu. Nếu nguyên nhân là chúng ta đang ngồi hay đứng tại nơi nào đó mà không phải học viên nào cũng nhìn thấy thì thầy cô có thể đứng lên hoặc di chuyển tới vị trí mà tất cả học viên có thể nhìn thấy mình. Để đảm bảo mọi học viên đều tập trung chú ý vào bài giảng, việc duy trì sự chú ý đến mọi học viên bằng ánh mắt là hết sức quan trọng.
· Khi học viên đang hoạt động theo cặp hay theo nhóm:
o Học viên ỷ lại vào giáo viên và không hoàn thành nhiệm vụ học tập; rất rụt rè trong việc đưa ra ý kiến riêng trong khi thảo luận. Nếu nguyên nhân là do giáo viên dừng lại với một nhóm/cặp quá lâu khiến học viên cảm thấy áp lực khi phải đưa ra ý kiến thì cách giải quyết khá đơn giản. Giáo viên có thể ngồi ở giữa hay trước lớp, di chuyển quanh lớp hay bất kỳ vị trí nào ngoài phạm vị hoạt động của nhóm/cặp mà học viên có thể hỏi khi cần trợ giúp.
· Khi học viên hoạt động riêng lẻ:
o Giáo viên không hỗ trợ học viên kịp thời nên quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập bị ngưng trệ. Nếu nguyên nhân là do giáo viên đứng hay ngồi quá xa học viên thì thầy cô chỉ cần tiến lại gần hơn hoặc di chuyển quanh lớp, giải đáp các thắc mắc của học viên và đảm bảo rằng học viên đang thực hiện nhiệm vụ đúng hướng.
o Giáo viên chỉ chú ý vào một hay một vài học viên trong lớp. Nếu nguyên nhân là do giáo viên ngồi cạnh một hay hai học viên và ở nguyên đó thì giải pháp tối ưu là di chuyển quanh lớp. Thầy cô có thể để ghế của mình ở giữa lớp, ngồi đó theo dõi học viên làm việc. Nếu nhóm/học viên nào đó có thắc mắc chúng ta có thể giải đáp kịp thời mà không khiến họ mất tập trung vì sự có mặt của thầy cô trong cuộc thảo luận.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà Global Education muốn chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn trong quá trình giảng dạy. Chúc các bạn thành công.
Diệu Linh – Giảng viên Global Education
Similar topics
» Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém?
» Có phải giáo viên nào cũng biết cách chữa lỗi?
» song..................
» Đi tìm cuốn sách giáo khoa “hoàn hảo” (Phần I)
» tham khao giao an nhe
» Có phải giáo viên nào cũng biết cách chữa lỗi?
» song..................
» Đi tìm cuốn sách giáo khoa “hoàn hảo” (Phần I)
» tham khao giao an nhe
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết